DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG CÁC THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI

Mục tiêu duy trì hiệu quả đầu tư về môi trường của dự án Vệ sinh môi trường các Thành phố duyên hải (CCESP) năm 2017, 4 tỉnh gồm Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận được Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới chọn ra đễ hỗ trợ thực hiện dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải. Với mục đích phát huy và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường một cách bền vững nhằm ứng phó tốt với biến đổi khí hậu. Dự án đã mang lại cho các thành phố một diện mạo đô thị mới. 

du an moi truong ben vung cac thanh pho duyen hai

Dự án được triển khai tại 4 Thành phố là: Đồng Hới, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang – Tháp Chàm. Gồm các hạng mục công trình chính: hạ tầng vệ sinh; kết nối đô thị; bồi thường, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ thực hiện, cải cách thể chế. Với mục tiêu chính là đầu tư cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe của người dân thông qua việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan đô thị, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Quá trình thực hiện:

Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 582/QĐ-TTg vào ngày 06/04/2016.

  1.     Dự án của Thành phố Đồng Hới:

Dự án môi trường bền vững các Thành phố duyên hải của Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, do UBND tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư của dự án lên đến 58,128 triệu USD, trong đó vốn ODA được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ là 50,2 triệu USD, còn lại là vốn của Ngân hàng trung ương 3,61 triệu USD và ngân sách tỉnh 4,3 triệu USD.

Dự án được triển khai thực hiện vào tháng 1/2018 và dự đoán kết thúc vào cuối tháng 12/2022. Khi hoàn thành dự án sẽ góp phần cải thiện môi trường đô thị, giảm thiểu rủi ro ngập lụt, ô nhiễm môi trường sống và nâng cao đời sống cho người dân.

  1.     Dự án của Thành phố Quy Nhơn:

Dự án được triển khai trong giai đoạn 2018 – 2022 được chia làm 2 giai đoạn 2018 – 2021 và 1/2020 – 12/2020, với tổng số vốn đầu tư là 55,3 triệu USD. Trong đó, vốn ODA do ngân hàng Thế giới hỗ trợ là 50 triệu USD, vốn đối ứng của tỉnh trên 5,2 triệu USD.

Dự án môi trường bền vững của Thành phố Quy Nhơn gồm 4 phần chính: mở rộng hạ tầng vệ sinh môi trường; cải thiện hệ thống giao thông kết nối đô thị; hỗ trợ thực hiện cải cách dịch vụ công ích. Với mục tiêu nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, nâng cao sức khỏe của người dân thông qua việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp, nâng cao ý thức của người dân thông qua việc bảo vệ môi trường.

  1.     Dự án của Thành phố Nha Trang:

Dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải của dự án Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được đánh giá là dự án có bốn đầu tư lớn nhất với tổng số vốn ODA được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ lên tới 70 triệu USD.

Dự án gồm 4 hạng mục chính: đầu tư xây dựng công trình chống ngập; hệ thống thoát nước và thu gom nước thải; nhà máy xử lý nước thải; các nhà vệ sinh trường học, đường giao thông dọc bờ Nam sông Cái, Nha Trang.

  1.     Dự án của Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm:

Dự án môi trường bền vững của dự án Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm được tiến hành trong giai đoạn 2017 – 2020, với tổng vốn đầu tư ODA lên đến 75,25 triệu USD, vốn đối ứng của tỉnh khoảng 12,65 triệu USD.

Dự án gồm các hạng mục công trình chính: tăng cường tiếp cận các dịch vụ vệ sinh môi trường, cải thiện khả năng thoát nước và tình trạng ngập úng diện rộng, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Khó khăn

Hiện tại, các nhà thầu của tất các các gói thầu thuộc Tiểu dự án đều đã chọn được nhà thầu phù hợp. Một số gói thầu xây lắp đặc được trao thầu nhưng chưa thể triển khai thi công được do còn gặp nhiều vấn đề liên quan như: giải phóng mặt bằng, công tác thi công rà phá bom mìn, vật liệu nổ. Đa số các khu vực thi công đều nằm trên các tuyến đường chính với mật độ giao thông đông đức, vừa phải đảm bảo tiến độ thi công mà vừa phải đảm bảo ít ảnh hưởng nhất đến đời sống sinh hoạt của người dân và du khách.

du an moi truong ben vung cac thanh pho duyen hai

Ngoài việc phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án trong từng giai đoạn, nhà thầu còn phải ứng phó với thiên tai bão lũ, làm gián đoạn trong quá trình thực hiện công trình. Đến nay, hầu hết các Tiểu dự án đang chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra, thời gian còn lại để hoàn thành dự án chỉ còn khoảng thời gian rất ít.

Tuy các tiểu dự án thuộc dự án môi trường bền vững các Thành phố duyên hải còn đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng về cơ bản đã có những cải thiện rõ rệt, mở ra một môi trường sống xanh sạch đẹp cũng như sự phát triển về mặt kinh tế – xã hội cho thành phố. Với mục đích để người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn, các thành phố đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức công đồng đối với công tác thu gom, phân loại rác thải và ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường chung của toàn thành phố

 

Tin tức liên quan