Thiết kế ao nuôi cá trong vườn

Ngày nay, nuôi trồng thủy sản mô hình nông hộ ngày càng phổ biến và vô cùng phát triển. việc đào ao nuôi cá trong vườn có rất nhiều điểm lợi thế, từ lâu đã là kỹ thuật canh tác truyền thống của người Việt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về thiết kế ao nuôi cá trong vườn cho bạn nào muốn áp dụng nhé!

Chọn vị trí đào ao

thiet ke ao nuoi ca trong vuon

– Nên chọn những νị trí gần sông, suối,… để dễ lấy nguồn nước và tháо cạn cho ao. Lưu ý không nên chọn chỗ mà quanh đó có nhiều cây cối để tránh làm chậm sự рhát triển của cá.

– Đất đào ao nuôi cá phải nên chọn chỗ có đất thịt, đất sét pha đất thịt. Βà con nên đào аo ở nơi có địa hình dốc để đảm bảo bờ ao bền vững nhất có thể và dễ thaу nước cho cá.

Thiết kế ao nuôi cá trong vườn

Tùy theo diện tích và hình thù của miếng đất mà bà con chọn hình dạng ao sao cho phù hợp. Tuy nhiên, thiết kế ao hình chữ nhật là phương án tốt nhất được khuyến khích.

Kích thước ao nuôi nên trong khoảng từ 500- 1500m2 và độ sâu của ao từ 1,5- 2m.

Có thể trồng thêm cỏ xung quanh bờ ao để hạn chế tình trạng xói mòn và giúp hệ sinh thái cho cá tốt hơn.

Cần chuẩn bị đầy đủ hệ thống cấp nước và tiêu nước cho ao cá, bao gồm ống dẫn, ống xả, có thể làm bằng nhựa, bê tông hoặc kim loại.

Tiến hành xây ao nuôi cá 

Sau khi chọn được vị trí thuận lợi, bạn nên dọn dẹp rác xung quanh để dễ đào xới và giữ cảnh quan cho ao cá. Trước tiên, bạn đào khoảng 20cm để làm đất đắp bờ ao.

Tại 4 góc miếng đất, tiến hành đặt 4 cọc và căng dây. Bạn cần đào từ chính giữa ao đào ra bên ngoài để xác định đáy ao và đắp bờ ao bên trên.

Đặt ống cấp nước ở mực nước muốn giữ trong ao, còn ống tiêu nước thì đặt ở nơi thấp nhất dưới đáy ao. Các đầu ống đều phải bịt lưới để ngăn cá thoát ra ngoài theo dòng nước chảy và ngăn các tạp chất lẫn vào trong.

Nếu phát hiện ao mới đào bị nhiễm phèn thì cần phải tháo nước liên tục để rửa hết phèn trong đó và rải vôi. Tùy theo mức độ phèn mà bạn cần rải từ khoảng 10kg – 25kg.

Chuẩn bị thả cá

Trước khi thả cá khoảng 15 ngày, bà con nên tháo nước, dọn dẹp tạp chất không cần thiết ở trong và xung quanh ao. Trước khi thả cá 4- 5 ngày thì bơm ước vào ao từ 30-40 cm để tạo tạo điều kiện cho thức ăn tự nhiên phát triển.

thiet ke ao nuoi ca trong vuon

Sau khi rải vôi 1 tuần, bà con lại tiến hành bón lót cho nền ao. Việc này giúp sinh vật dưới đáy phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá khi được thả vào.

Phân bón thường dùng cho ao là phân chuồng ủ hoại ( khoảng 20kg-25kg cho 100m2) hoặc phân xanh ( khoảng 100kg-150kg cho 100m2). Bà con nên cho phân vào ao sau khi 4-5 tháo nước, dọn dẹp vệ sinh ao khoảng 4 – 5 ngày.

Khi nước trong ao có màu xanh lá chuối non thì bà con có thể tiến hành thả cá để nuôi. Việc bón phân phải diễn ra định kỳ 6 tháng một lần để bổ sung dưỡng chất cho ao.

Lưu ý khi xây ao nuôi cá

– Nên tranh thủ thời gian và cố gắng xây dựng ao nuôi cá trong khoảng 10 ngày. Bởi nếu vượt quá 10 ngày thì đất trong ao sẽ dễ bị khô và cứng lại, đồng thời các dưỡng chất trong ao cũng sẽ bị mất đi.

– Phải lưu ý đến diện tích, chiều sâu và quy trình để đào ao chứ không thể đào tùy ý. Từ đó môi trường nuôi cá được phát huy tốt nhất.

– Giữ gìn vệ sinh ao nuôi cá và vệ sinh xung quanh, thường xuyên kiểm tra lượng nước hay những điểm bất thường để tránh các sinh vật gây hại sinh sôi, ảnh hưởng đến môi trường sống của cá trong ao.

Chi phí đào ao để nuôi cá

– Chủ yếu bà con sẽ tốn khá nhiều tiền vào việc đào đất( thường chiếm khoảng 80% kinh phí). Còn lại các công tác cải tạo đất, lắp đặt hệ thống tưới tiêu thì không đáng kể.

– Ngoài ra, chi phí đào ao cũng tùy thuộc vào vị trí bạn chọn để đào. Thông thường, bạn sẽ tốn khoảng 15 triệu đồng cho khoảng 100m2 ao nuôi cá. 

Các giống cá thích hợp để nuôi trong ao

Để tối ưu hóa hiệu quả của ao nuôi, bà con nên chọn các loại cá có thể sống ở các tầng nước khác nhau một cách xen kẽ.

thiet ke ao nuoi ca trong vuon

– Cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ thường sống ở tầng nước giữa. Loại cá này khá háu ăn, chúng ăn bèo tấm, rong duôi chó hay phù du ở lớp nước giữa. Ngoài ra còn có thể ăn bột ngô, bột cá hoặc thức ăn nhân tạo. Sau khoảng 1 năm, cá có thể đạt đến 2kg.

– Cá mè trắng

Loài cá này cũng sống ở lớp nước giữa như cá trắm cỏ. Phù du là thức ăn ưa thích của cá mè trắng. Người nuôi cũng có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chúng như đậu tương, gạo xay… Thông thường, 1 cá thể sau 1 năm sẽ nặng khoảng 0,9kg.

– Cá chép

Đây là loại cá ưa sống dưới đáy nước. Thức ăn ưa thích của chúng là ấu trùng hoặc các loài vật như muỗi, sâu bọ. Sau một năm trọng lượng của một con khoảng 0,4kg.

– Cá rô phi 

Cá rô phi được coi là sát thủ vùng đáy, có sức bật mạnh mẽ và ăn tạp. Loại các này có thể ăn cả mùn và bã hữu cơ, thậm chí là phân của các con cá khác. Trọng lượng sai 1 năm có thể đạt 0,35kg. 

– Cá mè vinh 

Loại cá này cũng được khá nhiều người nuôi. Trọng lượng sau một năm vào khoảng 0,42kg.

Việc nuôi cá không chỉ đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, xử lý của người nuôi mà trong vườn thiết kế ao nuôi cá trong vườn rất quan trọng. Nuôi cá trong ao đem lại hiệu quả, năng suất cao, người chăm không phải đi xa mà vẫn có thu hoạch vượt trội. Những ai đang có ý định làm theo mô hình nuôi trồng này thì đừng quên lưu lại bài viết hướng dẫn thiết kế ao nuôi cá trong vườn này nhé.

 

Tin tức liên quan