Tính toán cốp pha trong thi công

Một công trình xây dựng không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt mà còn tượng trưng cho tài năng và được ví như đứa con tinh thần của ngành xây dựng. Vậy để cho công trình xây dựng của bạn bền chắc và trường tồn theo thời gian thì công đoạn thiết kế và thi công móng rất quan trọng. Nhưng muốn cấu trúc nền móng của mình được vững chắc thì các nhà thầu cần có sự tính toán kỹ lưỡng về cốp pha trong quá trình thi công. Vậy cách tính toán cốp pha trong thi công được thực hiện như thế nào và có những lưu ý gì thì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

tinh toan cop pha trong thi cong

Tìm hiểu về cốp pha trong thi công

Cốp pha trong thi công là dụng cụ rất quan trọng để đúc các công trình bê tông xi măng, cốt thép. Cốp pha được cấu thành từ sườn cứng, ván mặt và các phụ kiện để liên kết. Hiện nay có 2 hình dạng cốp pha chủ yếu là cốp pha vuông và tròn. Tùy vào mô hình và thiết kế mà nhà thầu có lựa chọn các hình dạng và đặc tính cốp pha khác nhau cho công trình của mình.

Cốp pha được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay gồm: cốp pha gỗ tự nhiên, cốp pha gỗ công nghiệp, cốp pha nhựa tổng hợp (Composite)-cốp pha thép định hình. Tuy đặc tính và hình dạng khác nhau nhưng cốp pha được tính theo những tiêu chí giống nhau để có được chiều cao, tiết diện, xà gồ, thanh chống của cốp pha. Tìm hiểu nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn

Tính toán cốp pha trong thi công quan trọng như thế nào?

Quá trình tính toán dựa trên các phần trụ cột, cấu trúc nền móng và cả quá trình lắp đặt hệ thống giàn giáo cốp pha trong công trình xây dựng được gọi chung là tính toán cốp pha trong thi công.

Nếu bạn muốn việc thi công diễn ra theo đúng tiêu chuẩn và có thể đảm bảo cho hệ thống cột trong công trình thật chắc chắn thì bạn bắt buộc phải có sự tính toán kỹ lưỡng về cốp pha cột. Do đó, việc tính toán cốp pha trong thi công có vai trò rất quan trọng, quyết định đến tiến độ thi công, thúc đẩy công trình nhanh chóng hoàn thành.

Ngoài ra, nếu cốp pha trong thi công được tính toán chính xác thì khi thi công vấn đề an toàn lao động sẽ được đảm bảo hơn đó. Bên cạnh đó, việc tính toán cốp pha trong thi công sẽ giúp cho công trình của bạn bền chắc và có khả năng chịu lực cao vì cốp pha đóng vai trò chịu lực khi bê tông ở trạng thái lỏng. Do đó, đây được xem là một bước đi không thể thiếu trong quá trình xây dựng, đặc biệt là định hình lên khối bê tông.

Như vậy, việc tính toán cốp pha trong thi công đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng chịu lực và độ bền vững của mỗi công trình, cho nên nó rất là quan trọng đấy.

Tính toán cốp pha trong thi công như thế nào là chính xác

Dưới đây là nội dung chi tiết cách tính toán cốp pha trong thi công chính xác nhất:

Công tác lắp đặt cốp pha trong thi công

Muốn tính toán cốp pha trong thi công việc làm đầu tiên là bạn phải lắp đặt cốp pha. Việc lắp đặt cốp pha trong thi công phải tiến hành theo đúng trình tự và kết hợp giữa lắp đặt cốp pha với cốp pha dầm. Cụ thể các bước lắp đặt cốp pha như sau:

–        Chuẩn bị cốt thép của dầm và sàn.

–        Lắp cây chống và các thanh đỡ cốp pha phía sau.

–        Lắp cốp pha đáy dầm và các tầm góc ngoài.

–        Lắp cốp pha thành dầm và các tấm góc trong.

tinh toan cop pha trong thi cong

Cách tính cốp pha trong thi công

Sau khi đã bố trí xong việc lắp đặt thì bạn hãy sử dụng công thức tính cốp pha cột để tính toán cốp pha nhé. 

  • Đầu tiên bạn hãy tính toán chiều cao của cốp pha theo công thức sau:

Cốp pha = chiều dài dầm – chiều cao sàn. Đặc biệt bạn phải nhớ là khi tính thì cột phải được tính hết chiều dài và tiết diện cột phải lớn hơn dầm.

  • Tiếp đến là tính tiết diện cốp pha bằng cách:

Chiều dài dầm – chiều cao dầm và sàn. Lưu ý ở đây là khi tính toán tiết diện cột phải nhỏ hơn tiết diện dầm.

Cuối cùng bạn chỉ cần tính xà gồ và thanh chống. Muốn tính xà gồ và thanh chống được chính xác thì phải chú ý đến tải trọng của cốp pha sàn và trọng lượng của xà gồ vì đây là những tải trọng tác động trực tiếp lên xà gồ và thanh chống.

Cốp pha trong thi công cần phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?

Với chức năng làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông và chịu lực thay cho vữa khi thi công yêu cầu khuôn đúc phải kín và không có những khe hở, bởi vì nếu có khe hở thì vữa bê tông tươi lỏng sẽ chảy ra bên ngoài hết đấy. Ngoài ra, khuôn đúc phải đảm bảo yêu cầu theo đúng kết cấu bản vẽ về hình dạng, kích thước, cấu trúc…

Để cấu trúc bê tông trở nên chắc chắn thì trong quá trình bê tông đang kết dính cho tới khi bê tông khô hoàn toàn đòi hỏi bạn phải tính toán cốp pha sao cho có sự liên kết xuyên suốt. Với vai trò nâng đỡ cấu trúc công trình khi bê tông đang còn lỏng chưa cứng của mình thì yêu cầu cốp pha phải có khả năng chịu áp lực cao.

tinh toan cop pha trong thi cong

Như vậy bài viết trên đây đã gửi đến các bạn những thông tin hữu ích về vai trò của tính toán cốp pha trong thi công, cách tính toán cốp pha trong thi công và các yêu cầu kỹ thuật cần có trong thi công cốp pha để đảm bảo độ bền vững của công trình. Ngoài những tính toán trên, để công trình của bạn có chất lượng hoàn mỹ thì việc lựa chọn vật liệu, nhà thầu, đơn vị thi công… cũng quan trọng không kém. Hy vọng các bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp cho công trình trong tương lai của mình. Chúc các bạn thành công.

 

 

Tin tức liên quan