Ý nghĩa cây Thiết Mộc Lan là điều rất nhiều người quan tâm khi có ý định trồng loại cây này. Đây là loại cây được trồng phổ biến hiện nay trong không gian cơ quan, nhà ở, sân vườn,… Trong phong thủy, loài cây này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết, chúng ta hãy tìm hiểu qua về đặc điểm của loài cây này.
Đặc điểm của cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan (cây Phát Tài) có tên khoa học là Dracaena Fragrans, có xuất xứ từ Tây Phi. Đây là loại cây thân gỗ cột, nhiều lá. Đặc tính nổi bật nhất ở cây Thiết Mộc Lan chính là nếu bị cắt ngang cây, cây không bị chết mà quanh vị trí đó còn mọc ra rất nhiều chồi non. Dựa theo đặc điểm này mà nhiều người có thể tạo nên nhiều hình dáng đẹp mắt.
- Lá cây Thiết Mộc Lan dài, có hình dáng gần giống như lá ngô và mọc đều xung quanh thân dạng hình nơ. Lá có màu xanh sẫm và bóng đẹp mắt. Trên phiến lá còn có các đường sọc màu hơi ngả vàng nhạt, càng nhạt dần ghi vào giữa gân lá.
- Thân cây dạng gỗ, trong môi trường tự nhiên có thể đạt đến 6m. Tuy nhiên, đối với những mẫu cây trưng cảnh thì chiều cao phổ biến là từ 30-100cm.
- Cây Thiết Mộc Lan có hoa, tuy nhiên nó khá hiếm. Mẫu hoa dạng chùm, màu trắng và có mùi khá thơm. Hoa thường nở vào ban đêm. Nếu cây được chăm sóc tốt thì thường nở vào dịp từ Đông sang Xuân.
Trong trồng cây Thiết Mộc Lan làm cảnh sẽ chia làm 2 loại chính. Loại 1 làThiết Mộc Lan gốc với một gốc chính và các nhánh phía trên. Loại 2 là Thiết Mộc Lan khúc với nhiều gốc được trồng chung trong chậu với độ dài, ngắn khác nhau, khi cây lên nhiều chồi mới sẽ đẹp mắt hơn.
Ý nghĩa của cây Thiết Mộc Lan
Trước hết, cây Thiết Mộc Lan là loại cây xanh được ưa chuộng trang trí trong không gian gia đình, phòng làm việc,… Chúng mang đến màu xanh tươi mới, năng lượng cho không gian đó.
Không chỉ trang trí, Thiết Mộc Lan còn giúp lọc không khí, bụi bặm trong nhà và cung cấp hơi ẩm. Cây còn hấp thụ và loại bỏ các chất độc hại có trong không khí như monoxide de carbone, benzen, formaldehyde, toluene,… Từ đó, tạo nên sự thư giãn, thoải mái và đảm bảo sức khỏe cho con người.
Nói đến ý nghĩa của cây Thiết Mộc Lan, chung ta không thể quên nó là một trong top 20 cây phong thủy được yêu thích nhất. Thiết Mộc Lan tượng trung cho may mắn, tài lộc, tiền bạc cho gia chủ. Nếu cây nở hoa sẽ càng báo hiệu cho tiền tài sắp đến.
Xét theo ý nghĩa chi tiết của cây, người ta sẽ tính theo số cành hoặc chậu.
- 2 cành: Tượng trưng cho sự trọn vẹn, may mắn trong tình duyên.
- 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
- 5 cành: Đại diện cho sức khỏe, bình an.
- 8 cành: Mang đến phát tài, phát lộc cho gia chủ.
- 9 cành: Tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn.
Có một điểm bạn cần lưu ý khi trồng loại cây này chính là Thiết Mộc Lan đại diện cho hành Mộc nên nó đặc biệt hợp mệnh với những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Cây nên được đặt theo hướng Đông Nam hoặc Đông của ngôi nhà. Một số lứa tuổi của 2 mệnh Mộc – Hỏa phù hợp như 1973 (Qúy Sửu), 1980 (Canh Thân), 1981 (Tân Dậu), 1988 (Mậu Thìn), 1989 (Kỷ Tỵ), 2002 (Nhâm Ngọ), 2003 (Quý Mùi), 1994 (Giáp Tuất), 1995 (Ất Hợi),…
Cách trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan
Thiết Mộc Lan vốn là loại cây rất dễ tìm thấy, dễ trồng nhưng quá trình chăm sóc sẽ cần được chú ý hơn. Một trong những vấn đề dễ thấy nhất khi chăm sóc cây không tốt chính là cây sẽ không ra hoa. Sau đây là những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan nhé!
Cách trồng Thiết Mộc Lan
Để tìm mua giống cây Thiết Mộc Lan, bạn có thể đến hầu hết bất kỳ cửa hàng cây xanh, cây cảnh nào. Sau đây là những cách trồng cây cho bạn tham khảo.
- Trồng bằng gốc: Đây là cách trồng cây Thiết Mộc Lan dễ, đơn giản và đạt hiệu quả cao nhất. Theo đó, cây cũng phát triển tốt và có tuổi thọ lâu hơn.
- Trồng trong nước: Kiểu trồng cây này phù hợp với không gian trong nhà, cây sẽ phát triển ở mức vừa phải hơn. Tuy nhiên, tuổi thọ của cây khi sống bằng cách này thường rất ít, từ 2-3 tháng và khuyến khích bạn không nên trồng bằng cách này.
- Trồng bằng thân: Cách trồng này rất đơn giản, bạn chỉ cần chặt một đoạn thân cây để trồng. Nếu trồng cây bằng cách này, yêu cầu vị trí thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ cùng cách chăm sóc tốt là bắt buộc. Trường hợp không chăm sóc đúng cách, thời gian phát triển của cây và chơi chỉ kéo dài 4-5 tháng.
Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan
Toàn bộ quy trình chăm sóc cây Thiết Mộc Lan cũng chỉ bao gồm những công việc cơ bản như: Bón phân, tưới nước, loại bỏ sâu bệnh, tỉa lá khô,…
- Đầu tiên, Thiết Mộc Lan rất háo nước nên bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nướng để cây sinh sống và phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều lúc trời không còn nắng. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải tưới nước hằng ngày mà chỉ cần chú ý lượng nước cũng như đất có tơi xốp, ẩm hay không.
- Bón phân: Đây là cách cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng, dưỡng chất để cây phát triển tốt. Bạn nên bón một lượng nhỏ NPK và cẩn thận với phân đạm. Chú ý thời gian bón lượt tiếp theo sau khi bón lót là khoảng từ 2-3 tháng.
- Loại trừ sâu bệnh: Thông thường, Thiết Mộc Lan có rất ít hoặc gần như là không có sâu bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra với một số loại sâu cuốn trong lá, ốc sên,… Hãy chỉ bắt sâu bằng tay thay vì dùng thuốc.
- Cắt tỉa lá khô, lá rụng để cây trồng đẹp và sạch sẽ hơn.
- Cung cấp đủ ánh nắng và không gian thoáng đãng nơi trồng thiên mộc lan.
Trên đây là những đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa cây Thiết Mộc Lan cả về phong thủy lẫn môi trường. Hi vọng bạn sẽ chăm sóc tốt cho loại cây này để mang đến may mắn, tài lộc, bình an cho gia chủ nhé!