Bố trí thép đài móng cọc là cách thiết kế, là 1 trong những cách bố trí khoa học. Nhưng vẫn có nhiều người không biết cách bố trí này. Dưới đây sẽ là kinh nghiệm về cách bố móng cọc này. Đọc bài viết này để hiểu thêm về vấn đề đang bàn luận này nhé.
Khái niệm về bố trí thép đài móng cọc
Bố trí thép đài móng cọc là 1 trong những cách bố trí khoa học, vừa giúp cho bê tông cốt thép được kết cấu vững chắc, vừa tiết kiệm được chi phí bỏ ra để mua nguyên vật tư sắt thép. Móng cọc còn được chia ra làm 2 loại là móng cọc đài thấp là loại móng cọc trong đó những cọc hoàn toàn chịu nén và không chịu tải trọng uốn. Móng được đặt sao cho lực ngang của móng phải cân bằng được cùng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng. Móng cọc đài cao là loại móng cọc thứ 2 trong đó chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc chịu được cả 2 tải trọng uốn nén.
Đài móng cọc sẽ vững chắc và chắc và kiên cố hơn khi công trình được thực hiện bởi 1 đội ngũ có kinh nghiệm và làm đúng theo bản vẽ kỹ thuật đã được vạch sẵn ra trước khi tiến hành thi công. Việc gia công cốt thép cũng vô cùng quan trọng trong cách bố trí thép, chính vì thế đây là điểm cần được lưu ý nhất trong quá trình làm nền móng cọc cho công trình.
Việc gia công cốt thép của thiết kế bố trí thép đài móng cọc
Khi thực hiện gia công cốt thép cho đài móng cọc, ta phải thực hiện qua 4 bước dưới đây mà bất cứ cách bố trí thép đài móng cọc nào cũng phải thực hiện qua:
Sửa thẳng, đánh gỉ
Sửa thẳng các loại cốt thép theo đúng các hình dạng cụ thể để cho việc sử dụng chúng trong tạo hình đài móng cọc sẽ dễ dàng hơn, thông thường thì có 3 cách uốn được sử dụng nhiều nhất:
Sửa thẳng:
- Bằng búa là các công nhân dùng búa đập các loại cốt thép nhỏ, cong để tạo hình.
- Bằng máy uốn là khi các thanh thép được sử dụng có kích thướng lớn, cứng và không thể uốn cong bằng các biện pháp khác thì máy uốn sẽ là biện pháp được sử dụng để tránh trường hợp gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
- Bằng tời là áp dụng cho thép cuộn, có thể dùng gấp nếu không có tời.
Đánh gỉ:
Biện pháp đánh bay các lớp gỉ trên thép, làm sạch bề mặt thép sẽ giúp tăng độ kết dính của bê tông và cốt thép.
- Bằng bàn chải sắt là đánh lên bề mặt của mọi loại cốt thép.
- Bằng sức người kéo qua các đống cát với nhiều hạt nhám là cách vệ sinh nhanh nhưng tốn sức người trong quá trình thực hiện.
Cắt và uốn thép
Thực hiện việc cắt, uốn thép theo từng kích thước có sẵn trong bản vẽ, thực hiện cắt bằng các công cụ, phương tiện hiện có như máy cắt, hàn xì, dao, tùy theo đường kính của các loại cốt thép mà nhà thầu sẽ sử dụng những biện pháp khác nhau. Việc uốn cũng vậy, uốn để thép có hình dạng đúng yêu cầu của bản thiết kế, thông thường người thi công sẽ sử dụng biện pháp uốn bằng tay, nhưng khi thép có kết cấu, độ cứng lớn thì sẽ thực hiện uốn bằng máy uốn.
Việc uốn thép phải được thực hiện 1 cách vô cùng cẩn thận với các thép được uốn có hình dạng giống nhau, tạo nên một sự liên kết vững chắc để giúp móng nhà kiên cố hơn.
Nối cốt thép
Trong việc bố trí thép đài móng cọc thì việc nối cốt thép dùng để nối các thanh thép đã được cắt, uốn ở trên thành 1 khối cơ bản theo đúng kích thước kỹ thuật có trong bản vẽ. Đây được gọi là thành phẩm cơ bản là đã thành hình trước khi đưa vào sử dụng.
Hàn, buộc cốt thép thành lưới, khung
Bước cuối cùng trong việc bố trí thép đài móng cọc là hàn, buộc cốt thép thành lưới và khung. Bước này là dùng các loại máy hàn, dây buộc thép buộc chặt các khối cốt thép lại với nhau, cố định, tăng cường kết cấu thép để từ đó đảm bảo được đúng tiêu chuẩn sử dụng, đưa vào làm nền nhà cho những công trình xây dựng đang thực hiện.
Bốn bước nhìn như là những thứ đơn giản, kiến thức cơ bản nhưng đều phải được thực hiện bởi các người thợ có chuyên môn, đảm bảo thép và cách thực hiện có thể cho ra những nền móng cọc đạt đủ tiêu chuẩn cho việc xây dựng.
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về bố trí thép đài móng cọc mà chúng tôi gửi tới các bạn. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu cách bố trí này là gì cũng như các bước để thực hiện.