Một vài cách làm móng nhà 2 tầng phổ biến hiện nay

Cách làm móng nhà 2 tầng là giai đoạn kết cấu thi công xây dựng nằm ở dưới cùng của cả công trình và là công đoạn thi công xây dựng quan trọng đầu tiên trong quá trình tiến hành thi công xây dựng. Móng có nhiệm vụ bảo đảm tải trọng trực tiếp cho công trình trên nền đất, chịu được sức ép của các kiến trúc được xây dựng phía trên.

Những cách làm móng nhà 2 tầng thông dụng hiện nay 

Móng băng

Cách làm móng nhà 2 tầng

Đây là phương pháp xây dựng móng phổ biến của các mẫu thiết kế xây dựng nhà ở nói chung cũng như mẫu xây dựng nhà 2 tầng nói riêng. Móng băng là loại móng có phần chân đế phủ rộng và chạy dài theo các cột trụ tạo thành một khối móng vững chắc. Móng băng thường có 3 loại chính như: Móng băng cứng, Móng băng mềm và Móng băng kết hợp, 

Móng bè

Cách làm móng nhà 2 tầng

Móng bè cũng là loại móng được sử dụng phổ biến, có tác dụng làm giảm trọng tải của cả căn nhà. Với kết cấu móng này thường được dùng cho các công trình tại vùng nông thôn. Kiểu móng này được thiết kế để thi công bao phủ toàn bộ công trình, làm giảm tải trọng cho phần công trình trên nền đất. Loại móng này chỉ nên sử dụng cho các công trình có địa hình dễ lún, yếu.

Móng đơn

Cách làm móng nhà 2 tầng

Loại móng này có tác dụng đỡ trọng tải nhẹ cùng với thiết kế đơn giản, chỉ dùng cho những mẫu nhà phố trên nền đất khá rắn chắc và tốt. Tuy nhiên trong thực tế kiểu móng này ít được sử dụng cho toàn bộ mẫu thiết kế nhà nói chung.

Móng cọc

Cách làm móng nhà 2 tầng

Kết cấu kiểu móng này được thi công xây dựng trên các đầu cọc ép xuống đất tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa giằng móng, đài móng và cọc thi công. Chúng tạo thành kết cấu vô cùng chắc chắn. Loại móng này thường được sử dụng cho những địa hình đất dễ sụt lún, yếu, hoặc trên ao hồ cũ, có địa hình phức tạp.

Một số kinh nghiệm khi chọn cách làm móng nhà 2 tầng hiện nay 

Khảo sát thực tế địa hình

Công việc này cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu thi công móng nhà 2 tầng của căn nhà. Mọi công đoạn khi bắt đầu tính toán trọng tải đều căn cứ dựa trên nền địa chất thực tế khi khảo sát.

Lựa chọn phương án thiết kế thi công móng phù hợp nhất

Nếu như nền đất tương đối chắc thì bạn nên lựa chọn các mẫu móng như là móng băng. Nếu nền đất cứng chắc khá tốt thì có thể sử dụng phương án thi công móng đơn. Còn nếu như công trình xây dựng nằm trên ao hồ cũ, nơi có địa chất yếu, hay bị lún sụt thì bắt buộc phải thiết kế kết cấu móng cọc cho công trình xây dựng. 

Thi công phải tuyệt đối tuân thủ theo mẫu đã thiết kế

Giai đoạn thi công cần phải được chuẩn bị kỹ càng. Thi công đúng theo thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.

Lựa chọn thi công móng với nguyên vật liệu tốt

Thi công móng nhà 2 tầng có sức ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như thời gian sử dụng của toàn bộ công trình. Do đó chất lượng nguyên vật liệu để thi công móng như: xi măng, đá, sắt thép, gạch, cát, và sỏi… nên dùng những loại có chất lượng tương đối tốt trở lên để bảo đảm khả năng chịu trọng tải. 

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín

Sự chuyên nghiệp của đơn vị thi công thể hiện ở số năm kinh nghiệm làm nghề cùng trình độ của đội ngũ trực tiếp thi công. Các bạn không nên quá để tâm đến giá cả mà bỏ qua kiểm tra kinh nghiệm cũng như uy tín của đơn vị thi công xây dựng trên thị trường. Nếu không những sự cố sau này sẽ rất khó khắc phục và sẽ tăng chi phí cải tạo, sửa chữa lên rất nhiều.

Một vài những chú ý trước khi bắt đầu thi công xây dựng móng

Cách làm móng nhà 2 tầng

Từ những kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn tránh được một số sai lầm khi thi công móng nhà:

  • Chọn lựa thiết kế nhà thích hợp: Tham khảo loại móng nào phù hợp nhất với nhà mình cần xây, kiểm tra phần địa chất đó có phù hợp hay không.
  • Khảo sát về địa chất: Đây là công việc rất quan trọng, đặc biệt là khi xem xét đất để phù hợp với công trình thi công và xây dựng nên móng nhà. Tốt nhất là nên thi công trên phần đất khô ráo, đất rắn và kiên cố.
  • Thi công bảo đảm: Nếu như không đảm bảo việc thi công xây dựng sẽ dẫn đến những tác hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình như nứt sàn bê tông, thấm sàn… 
  • Lựa chọn nguyên vật liệu triển khai tốt nhất để làm móng
  • Lựa chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm, và cần phải được tìm hiểu kỹ càng.
  • Phải chú ý giám sát trong quá trình thi công xây dựng xem hoạt động có theo đúng thiết kế hay không.

Thiết kế cách làm móng nhà 2 tầng đã được chúng tôi giới thiệu phía trên. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến cho các bạn. 

Tin tức liên quan