Mặc dù khai thác khoáng sản ở nước ta mang lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế nước nhà,Việt Nam còn là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do quản lý thiếu chặt chẽ nên nguồn tài nguyên đang bị khai thác chưa hợp lý dẫn đến sự cạn kiệt và suy thoái nguồn tài nguyên, đồng thời còn gây ra có hậu quả xấu như khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động.
Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường gây ra tác động chính ảnh hưởng xấu tới môi trường bao gồm:
Sử dụng chưa hiệu quả những nguồn khoáng sản tự nhiên: Cả nước có hơn 1000 mỏ lớn, nhỏ đang khai thác, nhưng do các mỏ khoáng sản nằm rải rác không được quản lý thống nhất, bài bản, dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn tài nguyên, gây nên ô nhiễm môi trường.
Tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường : khai thác bằng công nghệ lạc hậu đã gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng, ô nhiễm sông suối, ven biển. Đất đá thải làm biến dạng địa hình, địa vật.
Tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn: chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Khối lượng khí phát ra từ các bãi rác chịu ảnh hưởng của nhiệt độ mà tăng lên, trong quá trình phân hủy làm phát sinh các khí độc như CO, oxit nitơ, dioxin, và furan gây hại cho sức khỏe con người thông qua sự phát tán vào không khí.
Làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, gây ra ô nhiễm nước: Sự ô nhiễm này có thể xảy ra từ hệ thống thoát nước của khu vực mỏ, khi sự ô nhiễm có thể xuất phát từ các chất hóa học xuất phát từ quá trình oxy hóa của các quặng khoáng sản được khai thác. Các kim loại nặng có thể chỉ một hàm lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người, và đời sống thủy sinh
Hậu quả của việc khai tháng khoáng sản không hợp lý:
Ô nhiễm không khí: tình trạng ô nhiễm môi trường không khí dọc các tuyến đường từ mỏ tới các khu dân cư cũng phát sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân cứ mỗi chuyến xe qua, bụi đất từ lòng đường cuốn vào nhà, bụi đá không được kiểm soát khi khai thác, vật dụng gia đình đầy bụi đất.
Làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học: các loài chim, thú, hệ động vật rừng, dược liệu quý giảm mạnh, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, gây tổn thất đáng kể tài nguyên rừng, làm biến mất một số nguồn gen, giống dược liệu quý hiếm. Nhóm nghiên cứu ở Hà Giang qua phỏng vấn người dân, ban chuyên môn tại các thôn ở huyện Bắc Mê cho thấy có trên 38 ha rừng phòng hộ bị mất do phải chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất khai thác khoáng sản, gần 10 ha rừng phải chặt hạ với trữ lượng trên 1.751m3, gồm các loại gỗ đinh, nghiến, trai, sồi,… Nguồn nước ở suối Vũng Lầy để tuyển quặng đã làm suy giảm, cạn kiệt đáng kể nguồn nước phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư, làm biến mất một số loài thủy sinh như tôm càng xanh, cua, cá, ếch, nhái, đặc biệt là loài cá sứt mũi quý hiếm.
Gây tiếng ồn và chấn động: theo lời người dân nhà ở ngay sát chân núi nơi có Công ty CP Khoáng sản Phú Thọ đang khai thác mỏ đá:cứ vài giờ là lại nghe tiếng máy khoan đá và tiếng nổ mìn. Độ dung chấn mạnh có hôm còn xô cả chồng bát, nhiều lần nổ mìn đá văng xuống mạnh gây vỡ tấm lợp”. Gia đình nhiều lần phải chắp vá, khắc phục vết nứt nhưng cứ vá chỗ này lại nứt chỗ kia. Trong khi chưa có biện pháp khắc phục xử lý, khắc nghiệt thiệt hại thì những người dân sống ở đây vẫn phải sống trong nỗi ám ảnh bởi rung chấn và nỗi lo sập nhà cửa, hư hại tài sản, thậm chí có thể mất cả tính mạng.
Sự cố môi trường : xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm, hủy hoại môi trường, nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh, hủy hoại đất trồng cấy và đồng cỏ,…
Sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước cũng phần nào làm cho tài nguyên khoáng sản của nước ta thời gian qua bị khai thác chưa hợp lý cùng với đó môi trường bị tàn phá đến mức báo động, khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và sức khỏe của người dân lao động và ngày càng trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị cộng đồng.
Nhằm khắc phục, hạn chế vấn đề khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới, tập trung thống nhất đầu mối quốc gia, khắc phục sự phân tán, tăng cường nâng cao khả năng quản lý môi trường các cấp quản lý,đặc biệt là tập trung vào cấp quận, huyện, xã, phường. Đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, bảo đảm phát triển bền vững ngành khai khoáng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.